Theo đó, chính phủ quốc gia Đông Á có kế hoạch áp thuế phát hành với những công ty cung cấp nền tảng cầu nối giữa người tiêu dùng và các nhà phát triển nội dung thông qua cửa hàng ứng dụng, chẳng hạn như Apple và Google.
Nhật Bản nhiều khả năng sẽ đi theo mô hình của các nước châu Âu trong việc thiết kế hệ thống thu thuế riêng đối với mảng kinh doanh trò chơi điện tử của các gã khổng lồ công nghệ.
Sensor Tower, hãng nghiên cứu Mỹ cho hay, có đến 50% trong số 100 game di động có doanh số cao nhất tại Nhật Bản trong năm 2022 được phát triển bởi các công ty nước ngoài, trong đó Trung Quốc chiếm số lượng lớn nhất.
Có nhiều trường hợp số tiền thuế đóng bởi người dân Nhật Bản đã không được các công ty phát triển game nộp lại cho cơ quan thuế sở tại. Nguyên nhân là do các công ty game nước ngoài có quy mô vừa và nhỏ, bởi vậy họ không có văn phòng đại diện tại nước này, gây khó khăn với việc thu thuế của cơ quan chức năng.
Mặc dù giữa chính quyền địa phương và các công ty đã có cơ chế phối hợp, tuy nhiên, tại một số quốc gia, hiệu quả của cơ chế này là không cao.
Thế Vinh (Theo NikkeiAsia)
" alt=""/>Cửa hàng ứng dụng phải đóng thuế tiêu thụ game di động tại Nhật BảnSự sụp đổ dần dần của mạng xã hội Twitter dưới thời Musk đang ngày càng hiện hữu. Tất nhiên, nhiều người dùng vẫn gắn bó với nền tảng mà họ đã bỏ ra nhiều công sức cũng như thời gian để xây dựng thương hiệu và hiện diện cá nhân. Thế nhưng, với những dấu hiệu gần đây, ngay cả những người dùng trung thành nhất cũng sẵn sàng cho một sự thay thế phù hợp.
Mastodon, mạng xã hội “sinh sau đẻ muộn”, chứng kiến số lượng người dùng tăng nhanh chóng trong thời gian ngắn, lên tới 5 triệu tài khoản sau khi Musk tiếp quản Twitter. Kế đến là Hive với 1,5 triệu người dùng và True, ứng dụng không quảng cáo và tập trung vào quyền riêng tư của khách hàng.
Trong khi đó, start-up Post đang là đối thủ có sự tương đồng gần với “Chim xanh” nhất. Mạng xã hội này hiện có 300.000 người dùng và hơn 600.000 tài khoản trong danh sách chờ. Công ty đang gấp rút để tung ra bản beta và hoàn toàn có thể trở thành một trong những điểm đến thay thế cho mạng xã hội của Elon Musk.
Twitter có 100 triệu người dùng hàng ngày vào thời điểm lên sàn và hiện có khoảng 245 triệu tài khoản. Như vậy, hiện tại chưa có cái tên nào trong số những ứng dụng mạng xã hội nêu trên được coi là sự thay thế hoàn hảo cả về tính năng và lượng người dùng cần thiết để vượt qua “điểm bùng phát”.
Với việc quy định chống độc quyền đang được siết chặt, các mạng xã hội mới sẽ không dễ bị thâu tóm bởi những gã khổng lồ khác trong ngành. Bởi vậy, có thể kỳ vọng năm 2023 trở thành thời điểm hoàn hảo cho một nền tảng mới bứt phá mạnh mẽ.
Thế Vinh(Theo Insider)
" alt=""/>Kẻ thay thế Twitter sẽ xuất hiện trong năm 2023?